Du hành ngược thời gian

Từng sự kiện như hiện trước mắt

Phương Bắc hạ Hồ Quý Ly, thống trị nước ta.

Lấy Lam Sơn làm gốc, Lê Lợi cầm Thuận Thiên Kiếm, khởi nghĩa giành lại độc lập dân tộc, lập ra nhà Lê.

Nhà Lê mất thực quyền, chúa Trịnh – chúa Nguyễn thực lực không ai bằng ở Đàng Ngoài – Đàng Trong. Đất nước bước vào thời kỳ Nội chiến, Trịnh – Nguyễn phân tranh.

Thời thế tạo anh hùng, thời kỳ vô cùng đặc biệt này của dân tộc đã chứng kiến nhiều nhân tài, nhưng vượt trên tất cả, là hai con người có mối thù thâm sâu với nhau.

Triều Nguyễn suy yếu, lần này Tây Sơn làm gốc, 3 anh em Nguyễn Nhạc – Nguyễn Huệ (người sau này là vua Quang Trung) – Nguyễn Lữ dấy binh khởi nghĩa. Thời Tam quốc có “Tam anh” (Lưu Bị – Quan Vũ – Trương Phi) thì thời này nước ta có Tây Sơn “Tam kiệt”.

Cuộc khởi nghĩa đó đã khiến một đứa bé mới mấy tuổi đầu mất cha, rồi sau này tận mắt chứng kiến cả gia tộc triều Nguyễn của mình bị thảm sát. Nuôi “chí” trả thù, khôi phục chấn hưng gia tộc.

Đứa bé đó là Nguyễn Ánh (người sau này là vua Gia Long).

Quang Trung Nguyễn Huệ là thiên tài quân sự, đánh đâu thắng đó. Gia Long Nguyễn Ánh cũng là bậc kỳ tài hiếm thấy trên đời, mười mấy tuổi đầu đã thống lĩnh ba quân, oai phong trên chiến trường.

Tuy là kỳ phùng địch thủ, nhưng khi đánh nhau, Huệ luôn thắng. Huệ thắng tất cả nhưng lại thua trận chiến cuối cùng, mang tên Số phận.

Huệ đánh cho Ánh tan nát, dù là kỳ tài hiếm thấy, cũng phải trốn chui trốn nhũi, tha hương, lăn lội chịu bao nhiêu cực khổ, “nằm gai nếm mật”, miễn là: còn Sống.

Tài năng lớn nhất của Ánh là: luôn Sống. Bằng sự kiện này hay sự kiện khác, bằng sự giúp đỡ này hay sự giúp đỡ khác, bằng điều kỳ diệu này hay điều kỳ diệu khác, Ánh vẫn sống. Thời Tam quốc, Trời không cho Lượng giết được Ý. Thời này, Trời không cho Huệ giết được Ánh. Cứ mỗi khi bị đánh tan, lấy Gia Định (Sài Gòn) làm gốc, Ánh luôn gầy dựng lại rất nhanh quân đội của mình chỉ sau vài tháng.

Huệ chiếm được gần hết đất nước, chỉ còn mỗi “khúc xương” phía Nam là Gia Định mà mãi gặm không xong. Huệ sinh ra ám ảnh với Ánh. Đó là vì sao cả hai là kỳ phùng địch thủ.

Đến trận cuối cùng, Huệ tạo ra thế trận một mặt đánh tới, mặt khác cho quân đi vòng ra đánh ngược lên Gia Định từ “phía sau”, không ai trốn được. Thế chặt chẽ, một con ruồi cũng không chạy được, chắc chắn giết được Ánh. Kế hoạch đã xong. Trước khi triển khai trận đó, Huệ chết. 39 tuổi.

Trước khi chết, ám ảnh lớn nhất của Huệ là Ánh sẽ tàn sát nhà Tây Sơn của mình.

Ánh đã làm không khác đi một chút nào.

Nhà Tây Sơn tồn tại chỉ mười mấy năm rồi sụp đổ. Không còn có ai đủ tầm làm đối thủ, Nguyễn Ánh chỉ trong mấy năm tiến hành các chiến dịch quân sự, chấm dứt chiến tranh, kết thúc Nội chiến, thống nhất hết đất nước, lập ra nhà Nguyễn trị vì đến gần 150 năm. Nước ta chính thức có tên Việt Nam từ thời của Ánh. Ánh lấy hiệu là Vua Gia Long – ý nói người đã thống nhất từ Gia Định (miền Nam) đến Thăng Long (miền Bắc) – lịch sử gọi tên, Trời “chọn” Ánh là người thực sự nhất thống dân tộc.

25 năm trường kỳ kháng chiến, ôm mối hận gia tộc, chịu trăm ngàn khổ ải dày vò sâu tận tâm can, Ánh cuối cùng cũng thắng, trả được thù, chấn hưng lại di sản của tiền nhân, khôi phục nhà Nguyễn.

Lịch sử ngày nay ưu ái Huệ và “dìm hàng” Ánh, kể cả trong sách sử học thời nhỏ. Nhưng dưới nhiều góc nhìn toàn diện hơn, cả hai đều là những người xứng tầm Big Man. Vì Huệ từng chiến thắng quân Xiêm đến đại phá quân Thanh, khiến Càn Long “choáng váng”, làm nức lòng dân chúng. Nên ta dễ vì “hào quang” của hai trận đánh ấy mà yêu Huệ ghét Ánh. Sau này nhà Nguyễn có cố làm cho dân quên đi Tây Sơn, “anh hùng áo vải”, cũng không thể.

Hận hận thù thù biết khi nào dứt, Huệ khi còn sống, để dễ bề khởi nghĩa, đổi sang họ Nguyễn để có “chính danh”, rồi sau đó không chỉ tàn sát toàn bộ gia đình Ánh, mà để triệt đường “phong thuỷ” của đối thủ truyền kiếp, đã lật mồ cha Ánh lên, nghiền xương thành vụn đem rải xuống sông. Chưa hết, Huệ còn lật mồ 8 đời vua Nguyễn trước đó, chết cũng không tha.

Ánh không thể bỏ qua, khi lên ngôi, Gia Long nói “Trẫm vì 9 đời mà trả thù”, tính không thiếu một đời. Đến phiên toàn bộ nhà Tây Sơn bị thảm sát, mộ của Huệ cũng bị Ánh tìm ra, lật lên, lôi xương cốt ra, nghiền nhỏ bỏ trong chậu, cho binh sỹ tiểu vào, hộp sọ làm bình đựng nước tiểu, xương cốt của vị anh hùng áo vải và vợ bị giam trong ngục tù, xích sắt, chú bùa. Vua con thì bị voi xé xác.

Hận thù có gì hay, nhà Nguyễn sau đó cũng dần bế quan toả cảng, cuối cùng bị đô hộ bởi chính Thực dân Pháp.

Thật đau lòng cho thảm kịch của Quang Trung Nguyễn Huệ va Gia Long Nguyễn Ánh. Họ là những bậc Vĩ nhân, nhưng tất cả đều đã bị Chiến tranh loạn thế và Cảm xúc hận thù tiêu cực nuốt chửng chính mình.

Nếu học Sử mà thú vị như bài này (trừ vài đoạn hơi bạo lực), bạn sẽ học chứ?

Cùng học thêm rất nhiều điều thú vị khác, và tìm về “Cội nguồn” qua Lịch sử ở phần Sử Talk, tại “Đại hội Toàn quốc: Khởi nghiệp phiêu lưu ký – Hành trình về nhà” ở Đà Nẵng vào thứ 7 này, nơi tập hợp những doanh nhân, khởi nghiệp, lãnh đạo trẻ, nhà hoạt động xã hội… trên khắp cả nước.

1.000 người đang hành quân về Đà Nẵng!

Http://bit.ly/DAIHOI_KHOINGHIEP2018

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *