Vì một thứ 3 (cảm thấy) ngôn tình

Trong phim, anh chết, hai anh chị không thể tiếp tục yêu nhau.

Nhưng tình yêu đó luôn được cho một phát “Phoenix Down” (thuốc hồi sinh trong game nhập vai), mỗi khi bài hát Shallow vang lên dưới bầu trời này.

Trên sân khấu, tất nhiên là chị, và người còn lại – “không ai khác có thể hát bài hát này với em, chỉ có anh thôi, Bradley”. Lúc đó, thế giới chỉ còn 2 người.

Thế giới nhìn vào họ, và mọi âm thanh khác trở nên không còn quan trọng. Người ta đồn đoán và chờ đợi anh bỏ người yêu, để đến với chị.

Nhưng anh sẽ không làm thế, không phải vì người yêu của anh cũng thuộc dạng nghiêng nước nghiêng thành.

Mà vì trong phim, anh đã thành công một lần, trong việc rời khỏi tình yêu với chị, theo nghĩa vật lý, bằng cái chết.

Film như đời. Đời như lờ, à quên, như film.

Nên ngoài đời, anh cũng rời khỏi tình yêu đó, nhân vật của anh cũng “chết”, ngay khoảnh khắc nốt nhạc cuối cùng của Shallow vang lên.

Tuy cứ phải “hồi sinh” rồi “chết” lại nhiều lần như vậy, nhưng chỉ cần còn có cơ hội, họ sẽ lại luôn hát vang Shallow dưới ánh đèn sân khấu, và dưới bầu trời này.

Cũng như khoảnh khắc mới nhất tại lễ trao giải Oscar 2019 này.

Tình yêu như cái răng, khi bị sâu thì đau, nhưng không ai lại muốn mình không có răng.

Vì một Việt Nam… à quên, vì một thứ 3 (cảm thấy) ngôn tình.