Buổi chiều trước ngày phong tỏa

Đó là 1 buổi chiều mấy hôm trước khi có lệnh phong tỏa, chúng tôi dắt nhau đi ra ngoài mua vài món cần thiết. Lướt nhìn một số căn nhà sát bên, từ phải sang trái trong bức hình này…

Một beauty salon lớn “out” (ngưng hoạt động, trả mặt bằng). Rồi một trung tâm tiếng Anh cho con nít vốn khá ăn nên làm ra nhiều năm nay mà cũng “out”. Co-op mart còn sống, Ok không bất ngờ (bây giờ họ cũng đã đóng cửa vì có ca mắc). Một cửa hàng giày ngày thường khá tấp nập khách hàng đi ra ghé vào cũng “out”. Một cửa hàng quần áo mà ngày trước tôi thường ghé sang mua cho tiện, một phần vì không để ý lắm đến thương hiệu trên mình, một phần vì thói quen ăn mặc giản dị vài năm nay, cũng “out”. Dấu hiệu nhận diện là treo biển cho thuê mặt bằng, liên hệ chính chủ, có nhiều căn không xuất hiện trong bức hình này thì cả tá anh môi giới bất động sản dán lên tấm biển “liên hệ chính chủ” đều có số điện thoại khác nhau, thật không rõ từ khi nào chính chủ lại phân thân ra hàng chục người…

Chỉ mới điểm qua 5 căn nhà sát bên mà đã có 4/5 dừng cuộc chơi (không phải vì có ca mắc mà vì họ đã không còn đủ khả năng hoạt động).

Lòng xót xa… Bài học lần này, lớn quá… Bài học không của riêng ai, mà của cả tập thể.

Đâu phải tự nhiên mà Covid được gọi là Sars-Cov 2. Trước đây, loài người đã rất nhiều lần phải đương đầu với dịch bệnh. Năm 1918, có hơn nửa tỷ người trên hành tinh mắc dịch cúm Tây Ban Nha, tử vong khoảng 50 triệu người trên khắp thế giới. Gần đây nhất, trước Covid, năm 2002, nhân loại đã đương đầu với dịch Sars, cũng lây lan toàn thế giới, cũng được WHO xem là đại dịch toàn cầu.

Vậy khi đó loài người đã làm gì để vượt qua Sars?

Câu trả lời là, thật ra, loài người chưa bao giờ vượt qua Sars. Vì nó đột nhiên xuất hiện, trở thành mối lo, khủng hoảng toàn cầu. Rồi nó cũng đột nhiên biến mất, như chưa từng xuất hiện.

Vì sao lại như vậy?

Một người học trò, khi có những hành vi như nói dối, đánh bạc, đánh nhau, bạo lực, mang vũ khí nguy hiểm lên trường để thể hiện bản thân… có phải trước khi nhận lãnh những “hình phạt” cao, như đuổi học, thì sẽ có những hành vi khởi đầu “xu hướng vi phạm” và bị nhắc nhở trước, có đúng không?

Chúng ta chính là người học trò đó.

Và Sars, là một sự nhắc nhở, là một cái “warning” nhẹ nhàng thôi. Nên khi đó toàn thế giới có chưa tới 10.000 ca mắc, chưa tới 1.000 ca tử vong. Mà đã được xem là đại dịch toàn cầu rồi. Còn bây giờ, chúng ta nhìn lại mà xem, mỗi ngày, chỉ riêng Việt Nam thôi đã có 1.000+ ca mắc rồi.

“Này con, con có 1 (vài) bài học chưa học được, con hãy học cho xong. Nếu không, con sẽ tự tạo ra nhiều hệ quả xấu hơn cho mình. Con sẽ là người định đoạt tương lai và số phận của mình.”

Thật tiếc, chúng ta có 1 vài bài học chưa tốt nghiệp, chúng ta đã đồng-sáng-tạo ra Covid, vì những nhu cầu quá lớn, cái tôi/bản ngã thích được ve vuốt, sự thỏa mãn những ham muốn không có đáy của mình (một ai đó đã thỏa mãn dục của họ bằng cách ăn thịt dơi, hay một phòng thí nghiệm nào đó đã thỏa mãn tham vọng của chính quyền, v.v.). Khi vật chất không cân bằng với tinh thần, Covid được tạo ra. Và câu hỏi là, What’s Next? Tiếp theo sẽ là gì?

Câu hỏi đúng không phải là tương lai sẽ như thế nào? Mà là chúng ta cần học bài học gì để tương lai trở nên tốt đẹp, và đáng sống hơn?

Câu hỏi đúng không phải là khi nào Covid mới hết (để còn chờ, và kinh doanh trở lại)? Mà là chúng ta cần sống với tâm thế và hành xử như thế nào giữa thời Covid, để là tác nhân góp phần giúp cho Covid kết thúc?

Câu hỏi chất lượng sẽ thay đổi chất lượng cuộc sống, chất lượng của tương lai – số phận – và kết cục.

Có rất nhiều bài học mà Covid dạy cho chúng ta. Ở đây có 2 bài học mà chúng ta sẽ đề cập đến. Một là bài học về sự ngang bằng. Bạn có thấy, những người giàu, nổi tiếng, nguyên thủ quốc gia, nghệ sỹ, vận động viên giàu có tài sản vài trăm triệu Mỹ kim, doanh nhân quyền lực… họ đều mắc Covid như những người nghèo, khổ, không có chút quyền lực nào, thật ra nhiều người giàu còn mắc trước người nghèo. Bởi vì, tất cả chúng ta đều ngang bằng. Nhưng, cái tôi của chúng ta thích hơn người, thích giàu có hơn ngoài đời, thích ảnh hưởng hơn trên mạng xã hội… Tất cả, chỉ là ảo tưởng của tâm trí.

Hai là bài học về Chúng ta là Một. Bạn có thấy, Sài Gòn ốm thì làm sao Hà Nội, Đà Nẵng yên tâm được? Bắc Giang có chuyện thì cả nước cùng đau. Chỉ cần có 1 khu vực trên cả nước có vấn đề, tất cả cùng có vấn đề. Thậm chí, chỉ cần 1 khu vực trên toàn thế giới này còn Covid, cả thế giới vẫn không thể khỏe mạnh, an lành hoàn toàn, sẽ luôn có rủi ro. Ấn Độ “toang”, UK biến chủng. Rồi thì Việt Nam có toang không, có biến chủng không? Một ảo tưởng khác của tâm trí là sự chia biệt. Sự thật là, chúng ta chỉ là Một mà thôi. Lúc này, có Bắc Nam gì nữa không, có kỳ thị vùng miền chi nữa rứa? Nó có còn quan trọng không? Chỉ có Một Việt Nam, thậm chí, Một Nhân Loại mà thôi. Vợ tôi ở Hà Nội – miền Bắc, tôi ở Sài Gòn – miền Nam, chúng tôi hợp nhất với nhau không phải tự nhiên, mà đó là cả một quá trình thanh lọc và chuyển hóa rất nghiêm túc. Sự chữa lành cần phải diễn ra cho cả tập thể, cho cả thế giới, ở lần này.

Một cái kén chỉ nhìn thấy được ngày tận thế, nhưng một người thức tỉnh sẽ nhìn thấy được đôi cánh bướm tuyệt đẹp từ trong đó. Một điểm cộng của những ngày này, nó giúp chúng ta đeo khẩu trang – “shut up your mouth” (bớt nói, bớt hướng ra ngoài hơn thua với nhau đi), hãy đi vào bên trong. Đúng rồi, chúng ta cần đi vào bên trong, để nhận lãnh và học được bài học. Chỉ có như thế thì khi đi ra bên ngoài, chúng ta mới cho mình cơ hội làm kinh doanh ổn định, công việc phát triển, cuộc sống thì an ổn. One for All và All for One.

Những ngày này, nhiều người bạn của chúng tôi treo avatar “Sài Gòn Cố Lên”. Mặc dù rất yêu quý và tôn trọng các anh chị, các bạn, và đó cũng là 1 tinh thần khích lệ, đẹp đẽ, rồi cũng phải nói rằng: Đừng bắt Sài Gòn, hay chúng ta, phải “cố” nữa có được không?

Ta cứ “cố lên” thì số ca nhiễm sẽ “lên” đó, mình “cố xuống” cho nó “xuống” có được không? Mình ngồi xuống đi, đón nhận đi, bớt “hung hăng” đi, mình nhìn tâm mình, uống chút trà nếu thích, thiền thì cũng tốt, làm việc với tâm mình và buông xã bớt ra thay vì chồng chất, đè nén áp lực “cố lên” thêm nữa có được không?

Thật ra, bên trong ta đã đau khổ và mệt mỏi lắm rồi, ta còn “cố lên” gì nữa đây. Đây không phải là bắt bẻ câu chữ đâu, mà hãy nhìn vào cái năng lượng “cố lên – lên… cố” đó của chúng ta.Ta “cố lên” là ta đang đi theo trường phái thúc ép bản thân cứ phải mạnh mẽ lên, tích cực lên, agressive lên, ta dồn rất nhiều đè nén tích tụ ở bên trong và sự thật là ta chỉ có sự tích cực giả tạo ở bên ngoài chứ chưa hề bình an thực sự từ bên trong. Hậu quả của trường phái này là gì ta có biết không? Nó chỉ có tác dụng ngắn hạn thôi, đó là những teachings chỉ cần thiết cho giai đoạn “nhập môn” khi bắt đầu hành trình phát triển. Một lúc nào đó các khối tổn thương sâu dầy tích tụ nhiều chục năm “trồi” lên từ vô thức của ta và rồi ta sẽ thấy mình như thế nào khi đó. Vì ta cứ “cố lên, tích cực lên” mà chưa từng nhìn lại, xử lý được khối khổ đau sâu dầy đó. Thôi đừng cố lên trước mặt ai cả, ở nhà ngồi xuống và tự chữa lành cho mình trước đi, có được không?

Hãy yêu thương và chữa lành chính mình, rồi Sài Gòn, Việt Nam, và thế giới sẽ được chữa lành.

Và khi đó Covid sẽ nói rằng: “Tôi không còn cần phải quay lại để nhắc bạn nữa…

Vì bạn học xong rồi.”

TMT.