Cá tính

“Cá tính” là một từ thường không đi đôi với những người giữ vai trò lãnh đạo, đặc biệt ở một tầm vóc cao, thoát khỏi cái ao địa phương của mình.

Người có cá tính là những người tự mâu thuẫn với chính mình, do đó họ là những người khó hiểu.

Công việc của người lãnh đạo là mang mọi người lại với nhau, cho nên tính không đồng nhất của người lãnh đạo có thể gây chia rẽ và khiến mọi người tách xa nhau, thay vì hướng mọi người tới mục tiêu chung.

Những người làm sản phẩm, hay nhà chuyên môn, có “cá tính”. Còn ở vị trí lãnh đạo cao nhất, điều quan trọng không phải là thể hiện cá tính của bạn, điều quan trọng nhất là tất cả có đi đúng hướng hay không, là hiệu quả sau cùng, và là những giá trị mà bạn cùng tổ chức đại diện có nhất quán trong suy nghĩ – lời nói và hành động hay không.

Con thuyền cần có chỗ cho người ngồi. Nếu cái tôi của bạn quá lớn, mỗi cái tôi đó thôi đã choán hết chỗ rồi, chẳng còn khoảng trống cho bất kỳ ai tham gia cùng. Chung cuộc, chỉ có bạn và cái tôi của mình “tự sướng” và “tự khổ” cùng nhau.

Doanh nghiệp cần một người lãnh đạo giúp họ gia tăng giá trị cho khách hàng, không phải một “ngôi sao nhạc Rock”. Lãnh đạo trông-chẳng-cá-tính gì như Đường Tăng, vốn hay bị những người chưa hiểu lắm về thuật lãnh đạo chê cười, lại là một nhà lãnh đạo hiệu quả tuyệt vời, team của Đường Tăng là một team rất hài hoà, hiệu quả, và có rất nhiều bài học để học tập. Kết quả cuối cùng là họ đã thành công, đạt được mọi sứ mệnh của mình.

Tất nhiên, nguyên tắc này có những ngoại lệ của nó. Đáng buồn thay, ta cứ toàn tự nghĩ rằng “À, không sao đâu, chắc mình là ngoại lệ đó”.

#tmt_leadership

Nếu thấy giá trị, share không cần hỏi nhé.