Shangri-la

Tôi không có tư tưởng “Mình làm ra bao nhiêu tiền, cũng chỉ để con cái hưởng sau này”. Chẳng phải cái tư tưởng đó đã ăn sâu vào tiềm thức của chúng ta, rồi trở nên một phần nguyên nhân sinh ra cái nạn tham nhũng, cứ “vơ vét” của để dành đi, còn “ăn” được thì tranh thủ mà “ăn”, “hy sinh đời bố củng cố đời con” đấy ư?

Nếu con mình đủ giỏi – thì nó không cần tiền của mình, còn nếu nó là đứa “phá gia chi tử” – thì tiền của mình thấm vào đâu so với nó! Chẳng phải tự nhiên mà các tỷ phú ngày nay đều không để lại tiền cho con cái mình.

Tôi cũng chưa bao giờ trông cậy vào bất cứ tài sản vật chất nào mà ba mẹ hay gia đình để lại cho tôi, từ ngày khởi nghiệp cho đến giờ. Nhưng tôi chưa bao giờ nói rằng “Tự tay mình làm nên tất cả”. Bởi chính việc cho tôi cơ hội được làm người là điều tôi vô cùng biết ơn nơi đấng sinh thành của mình. Từng hạt cơm tôi ăn, từng giây phút tôi còn thở, từng bước một trên hành trình tôi tiến về phía trước đều là do có ai đó đã yêu thương, dù tôi có biết họ hay không, và đó là sự góp sức của rất nhiều người trong vũ trụ này. Nên tôi muốn thực hành lòng biết ơn của mình dành cho họ.

“Keo kiệt” đôi khi là cụm từ mà một kẻ tham lam dành cho một người có vừa đủ trí tuệ, khi không thể đạt được mục đích của mình.

Shangri-la nào phải ở mấy đồng đô-la
Nó ngự trị trong lòng của mỗi chúng ta